Bối cảnh Parental_Advisory

Mary "Tipper" Gore, đồng sáng lập của Parents Music Resource Center

Ngay sau khi thành lập vào tháng 4 năm 1985, Parents Music Resource Center (PMRC) đã đưa 15 bài hát vào nhóm có nội dung không phù hợp. Những lời chỉ trích đã được đưa ra với đĩa đơn "Darling Nikki" của Prince, sau khi con gái 11 tuổi của đồng sáng lập PMRC - bà Mary "Tipper" Gore, đã hát theo bài hát có nội dung về thủ dâm này. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ (RIAA) trả lời bằng cách giới thiệu một phiên bản ban đầu của nhãn cảnh báo nội dung của họ, mặc dù PMRC đã không hài lòng và đề xuất một hệ thống xếp loại âm nhạc được cấu trúc giống như hệ thống xếp loại hạng phim của Hiệp hội Phim ảnh Mỹ. RIAA đề nghị sử dụng nhãn cảnh báo "Parental Guidance: Explicit Lyrics" sau xung đột giữa các tổ chức. Vấn đề được thảo luận vào ngày 19 tháng 9 trong một phiên điều trần với Ủy ban Thương mại, Khoa học và Vận tải Hoa Kỳ. Các nhạc công nổi tiếng như Frank Zappa, Dee SniderJohn Denver từng làm chứng tại buổi điều trần này với sự phản đối mạnh mẽ đối với hệ thống nhãn cảnh báo của PMRC và sự kiểm duyệt nói chung. Khoảng hai tháng sau buổi điều trần, các tổ chức đã đồng ý giải quyết bằng việc các bản thu âm phải được gắn nhãn cảnh báo "Explicit Lyrics: Parental Advisory" hoặc có lời bài hát đính kèm trên bìa.[1]

Năm 1990, thiết kế nhãn gồm hai màu đen trắng như chuẩn hiện tại được thiết kế với dòng chữ "Parental Advisory: Explicit Lyrics" đã được giới thiệu và được đặt ở phần dưới cùng bên phải của một sản phẩm nhất định. Album đầu tiên mang nhãn "Parental Advisory" là "Black and White" bản phát hành năm 1990, "Banned in the USA" của nhóm rap 2 Live Crew[2]. Đến tháng 5 năm 1992, có khoảng 225 đối tượng đã được đánh dấu bằng cảnh báo.[3] Sau này nhãn đã được chuyển thể thành "Parental Advisory: Explicit Content" vào năm 1996. Hệ thống này không thay đổi cho đến năm 2002, khi các hãng thu âm liên kết với Bertelsmann Music Group để bắt đầu phân loại nội dung vào những lĩnh vực cụ thể bao gồm "Ngôn ngữ mạnh","nội dung bạo lực" hoặc "nội dung khiêu dâm" trên các đĩa compact cùng với nhãn "Parental Advisory".[4] Nhãn "Parental Advisory" lần đầu tiên được sử dụng cho các dịch vụ nghe nhạc trực tuyến và các cửa hàng âm nhạc trực tuyến vào năm 2011.[5] Cùng năm đó, Ngành Công nghiệp Hình ảnh Anh (BPI) đã sửa đổi chính sách kiểm duyệt âm nhạc của mình để kết hợp việc sử dụng nhãn cảnh báo.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Parental_Advisory http://kidsmusic.about.com/od/parentresources/a/Pa... http://support.apple.com/kb/HT3971?viewlocale=en_U... http://www.bestbuy.com/site/searchpage.jsp?_dyncha... http://www.ew.com/ew/article/0,,310560,00.html http://www.fye.com/search.jsp?page=1&type=all&quer... http://abcnews.go.com/Business/story?id=7649837 http://www.mtv.com/news/1454956/sex-violence-cursi... http://www.newsweek.com/does-parental-advisory-lab... http://www.riaa.com/toolsforparents.php?content_se... http://www.target.com/s?searchTerm=Drake+Take+Care...